VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHỦ LỰC CHÈ HỮU CƠ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng Hợp tác xã chè La Bằng, tỉnh Thái Nguyên phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương, ngày 21- 08-2019, Viện phát triển kinh tế hợp tác phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên và Hợp tác xã chè La Bằng  tổ chức Hội nghị: “Đánh giá tiềm năng sản xuất và tiêu thụ đối với sẩn phẩm chủ lực chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên”

Tham dự Hội Nghị có bà Vũ Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, ông Dương Văn Vượng, Phó Chủ tịch UBND xã La Bằng, đại diện Phòng nông nghiệp huyện Đại Từ, dại diện sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các thành viên của HTX chè hữu cơ và một số HTX, doanh nghiệp tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Tại Hội Nghị, các đại biểu đã  đánh giá được tiềm năng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ; nhu cầu thị trường để định hướng xây dựng mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực. Các ý kiến thảo luận tập trung vào mộ số nội dung như: Đánh giá thực trạng phát triển HTX chè La Bằng; đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển sản xuất chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên… đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh để đưa ra các giải pháp phát triển trong sản xuất và tiêu thụ đối với sản phẩm chủ lực chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên.

Hội nghị cũng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ như: Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè hữu cơ; Giải pháp về sản xuất nguyên liệu chè búp tươi an toàn; Giải pháp về chế biến được tiến hành đồng thời với giải pháp xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi chất lượng cao. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất, chế biến chè. Ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; quy trình kỹ thuật thâm canh chè gắn với chúng nhận chè an toàn. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, điều chỉnh linh hoạt sản phẩm theo thị trường; Đổi mới và tăng cường hình thức xúc tiến thương mại thông qua hệ thống kênh phân phối sản phẩm, các hoạt động hội chợ, triển lãm, lễ hội, Festival chè trong và ngoài nước; tăng cường quảng bá các doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm chè của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước… Ngoài ra, cần hỗ trợ kinh phí chứng nhận hữu cơ và chứng nhận cơ sở sản xuất chè đủ điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;  Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại…

Kết thúc Hội nghị, bà Vũ Thị Thu Hương, Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên cảm ơn các ý kiến tham luận của các đại biểu và đề nghị nhóm thực hiện dự án và Hợp tác xã chè La Bằng tiếp thu, đưa vào dự án xây dựng HTX chè La Bằng phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực chè hữu cơ của địa phương để tiếp tục triển khai các nội dung khác của dự án có kết quả, thiết thực và hiệu quả nhất theo tinh thần chỉ đạo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Phạm Hoa Sinh – ICED

 

Tin liên quan